Gỗ cao su tự nhiên là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, gỗ cao su ngoài những đặc điểm riêng có của cây gỗ cao su thì cũng có những đặc điểm chung của cây gỗ tự nhiên. Trước khi tìm hiểu về cây gỗ cao su chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm gỗ tự nhiên :
Gỗ Tự Nhiên :
Gỗ tự nhiên là nguyên liệu lý tưởng cho sản xuất hàng mộc. Gỗ là nguyên liệu cơ bản trong công nghệ sản xuất đồ mộc. Với tình trạng gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm như hiện nay, sự mất cân bằng giữa cung và cầu về loại nguyên liệu này đã bội hoá giá trị sử dụng của mặt hàng gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên giá trị của nó chỉ thực sự phát huy khi nó được sử dụng đúng chỗ, hợp cách. Khi sử dụng gỗ tự nhiên cần chú ý tới một số đặc trưng cơ bản sau:
- Tính chất cơ học
- Tính chống chịu sâu mọt
- Màu sắc - vân thớ
- Độ mịn bề mặt gỗ
- Tính co rút của gỗ
- Tỷ trọng của gỗ
- Tính chất gia công của gỗ
a) Đặc tính cơ học của gỗ.
giải pháp cho liên kết mộng bởi sức chịu nén Tuỳ theo mục đích sử dụng, chức năng của chi tiết mà ta lựa chọn loại gỗ có các đặc tính cơ học cho phù hợp. Nếu chọn gỗ có tính chất cơ học không phù hợp có thể gây ra những nhược điểm lớn đối với sản phẩm và có thể dẫn đến sự mất an toàn chức năng của sản phẩm. Các tính chất cơ học cần được quan tâm đó là: Sức chịu nén ép, sức chịu trượt, sức chịu uốn, modul đàn hồi, độ cứng, sức chịu tách, khả năng bám đinh...
- Sức chịu nén ép của gỗ (có thể là nén dọc hoặc ngang thớ) cần được lưu ý khi chọn ép kém sẽ làm cho mộng dễ bị chèn dập, liên kết yếu, có thể bị phá huỷ khi sử dụng.
- Sức chịu trượt chủ yếu phải quan tâm khi sản phẩm có chi tiết cong, hướng chịu lực dễ gây hiện tượng trượt dọc thớ.
- Sức chịu uốn là tính chất cần được quan tâm nhiều nhất trong thiết kế sản phẩm mộc. Trong kết cấu sản phẩm mộc ta thường xuyên bắt gặp các chi tiết chịu uốn như các kệ đỡ ngang. Nếu ứng suất uốn xuất hiện trong chi tiết vượt quá giới hạn cho phép của gỗ, chi tiết sẽ bị phá huỷ.
- Modul đàn hồi ảnh hưởng trực tiếp tới độ võng của chi tiết gỗ. Trong thiết kế cần tính toán lựa chọn loại gỗ có modul đàn hồi phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Độ cứng của gỗ cần được lựa chọn để đảm bảo sức chống chịu va đập, cọ sát của sản phẩm với các vật xung quanh khi sử dụng cũng như trong quá trình sản xuất, song nó cũng phải phù hợp với điều kiện gia công.
- Sức chịu tách của gỗ là tính chất cần được tìm hiểu kỹ, trước khi gia công bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các mối liên kết mộng và liên kết bằng đinh.
b) Đặc tính chống chịu sâu mọt của gỗ.
Khả năng chống chịu sâu mọt của gỗ là một trong những tác nhân quyết định chất lượng sản phẩm. Ngày nay, tuy có nhiều phương pháp bảo quản gỗ tương đối hữu hiệu song những loại gỗ có sức chống chịu tự nhiên đối với mối mọt vẫn được ưa chuộng bởi một số phương pháp bảo quản gỗ đặc biệt là bảo quản bằng hoá chất vẫn ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý người sử dụng.
Tóm lại, khi sử dụng gỗ có khả năng bị sâu mọt xâm hại, ta cần phải có phương án xử lý bảo quản phù hợp.
c) Màu sắc và Vân thớ gỗ.
Màu sắc và Vân thớ gỗ là yếu tố quyết định giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, bởi vậy, khi lựa chọn gỗ cần tìm hiểu kỹ vấn đề này. Cần lưu ý rằng tính thẩm mỹ của sản phẩm còn thể hiện qua sự đồng đều về màu sắc và vân thớ gỗ của các chi tiết trong sản phẩm chứ không nhất thiết là phải đẹp trong từng chi tiết. Vân thớ gỗ ngoài việc tác động trực tiếp tới tính thẩm mỹ của gỗ, nó còn ảnh hưởng rất lớn tới sự biến dạng gỗ trong quá trình sử dụng.
Về màu sắc, gỗ có thể được nhuộm màu theo ý muốn, song cần lưu ý lựa chọn phương thức nhuộm sao cho không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của các vân thớ gỗ. Trong từng điều kiện thiết kế, từng mục đích sử dụng cụ thể mà ta có thể lựa chọn loại gỗ có chất lượng màu sắc, vân thớ cho phù hợp.
d) Độ mịn của bề mặt gỗ.
Do cấu tạo thô đại của mỗi loại gỗ khác nhau kéo theo độ mịn bề mặt của chúng cũng khác nhau. Nhìn chung gỗ có độ mịn bề mặt càng cao, càng dễ cho những sản phẩm đẹp bởi có thể tạo ra độ bóng theo ý muốn mà không cần thiết tới lớp bả lót.
e) Tính chất co rút của gỗ.
Gỗ có tính chất co rút khi thay đổi độ ẩm là một nhược điểm lớn của loại nguyên liệu này. Tính chất co rút phụ thuộc vào cấu tạo của từng loại gỗ. Sự co rút của các chi tiết trong sản phẩm mộc có thể gây ra nhiều khuyết tật cho sản phẩm như: cong vênh, nứt nẻ, ...
Nhìn chung, sự co rút dọc thớ của gỗ là không đáng kể, nó chỉ vào khoảng 0,1% đến 0,3%. Theo hướng xuyên tâm, mức độ co rút vào khoảng 3% đến 6%. Còn theo hướng tiếp tuyến, mức độ co rút lớn hơn, mức độ co rút từ 5% đến 12%.
Do vậy khi thiết kế cần quan tâm tới lượng dư kích thước co rút cho phôi liệu cũng như chi tiết hoàn thiện. Bản chất của sự co rút là sự thay đổi độ ẩm gỗ bởi vậy cần hết sức lưu ý tới độ ẩm gỗ cũng như độ ẩm của môi trường sử dụng.
f) Tỷ trọng của gỗ.
Tỷ trọng của gỗ là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nhiều chỉ tiêu khác có liên quan mật thiết với chỉ tiêu này, đặc biệt là các chỉ tiêu về tính chất cơ học của gỗ. Đối với việc sản xuất hàng mộc dân dụng, tỷ trọng của gỗ không nên quá lớn bởi gỗ có tỷ trọng lớn vừa khó gia công, vừa nặng nề trong sử dụng. Tất nhiên, xét về độ bền thì thông thường, gỗ có tỷ trọng lớn sẽ có độ bề cao hơn. Tỷ trọng hợp lý của gỗ sử dụng trong sản xuất hàng mộc thường là 0,4 đến 0,5 g/cm 3 .
g) Tính chất gia công của gỗ.
Tính chất gia công của gỗ thường chỉ gỗ khó hay dễ gia công. Tính chất gia công của gỗ thường gắn liền với nhiều tính chất cơ lý và cấu tạo của gỗ. Gỗ để sản xuất hàng mộc cần phải dễ gia công đặc biệt là phải phù hợp với chế độ gia công trong một số trường hợp như chạm khắc hay tiện tròn... Cần phân biệt gỗ dễ bào với gỗ khó bào, gỗ dễ đánh nhẵn với gỗ khó đánh nhẵn, gỗ dễ đóng đinh với gỗ khó đóng đinh...
Tóm lại gỗ khó gia công ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghệ và chất lượng sản phẩm, cần hết sức lưu ý khi lựa chọn gỗ và phương pháp gia công.
Sau đây ta sẽ tìm hiểu tiếp gỗ cao su là gì ?
Gỗ cao su ban đầu được trồng làm cây khai thác mủ, nhằm phục vụ cho ngành chế biến cao su thiên nhiên.Cùng với sự phát triển của kỹ thuật chế biến gỗ cùng với sự ra đời của kỹ thuật ghép gỗ hình ngón tay đã đưa cây gỗ cao su là nguyên liệu gỗ được sử dụng rông rãi trong nhiều nhà máy chế biến gỗ và được dùng làm nguyên liệu sản xuất ra nhiều sản phẩm gỗ với chi phí hợp lý.
Gỗ Tự Nhiên :
Gỗ tự nhiên là nguyên liệu lý tưởng cho sản xuất hàng mộc. Gỗ là nguyên liệu cơ bản trong công nghệ sản xuất đồ mộc. Với tình trạng gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm như hiện nay, sự mất cân bằng giữa cung và cầu về loại nguyên liệu này đã bội hoá giá trị sử dụng của mặt hàng gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên giá trị của nó chỉ thực sự phát huy khi nó được sử dụng đúng chỗ, hợp cách. Khi sử dụng gỗ tự nhiên cần chú ý tới một số đặc trưng cơ bản sau:
- Tính chất cơ học
- Tính chống chịu sâu mọt
- Màu sắc - vân thớ
- Độ mịn bề mặt gỗ
- Tính co rút của gỗ
- Tỷ trọng của gỗ
- Tính chất gia công của gỗ
a) Đặc tính cơ học của gỗ.
giải pháp cho liên kết mộng bởi sức chịu nén Tuỳ theo mục đích sử dụng, chức năng của chi tiết mà ta lựa chọn loại gỗ có các đặc tính cơ học cho phù hợp. Nếu chọn gỗ có tính chất cơ học không phù hợp có thể gây ra những nhược điểm lớn đối với sản phẩm và có thể dẫn đến sự mất an toàn chức năng của sản phẩm. Các tính chất cơ học cần được quan tâm đó là: Sức chịu nén ép, sức chịu trượt, sức chịu uốn, modul đàn hồi, độ cứng, sức chịu tách, khả năng bám đinh...
- Sức chịu nén ép của gỗ (có thể là nén dọc hoặc ngang thớ) cần được lưu ý khi chọn ép kém sẽ làm cho mộng dễ bị chèn dập, liên kết yếu, có thể bị phá huỷ khi sử dụng.
- Sức chịu trượt chủ yếu phải quan tâm khi sản phẩm có chi tiết cong, hướng chịu lực dễ gây hiện tượng trượt dọc thớ.
- Sức chịu uốn là tính chất cần được quan tâm nhiều nhất trong thiết kế sản phẩm mộc. Trong kết cấu sản phẩm mộc ta thường xuyên bắt gặp các chi tiết chịu uốn như các kệ đỡ ngang. Nếu ứng suất uốn xuất hiện trong chi tiết vượt quá giới hạn cho phép của gỗ, chi tiết sẽ bị phá huỷ.
- Modul đàn hồi ảnh hưởng trực tiếp tới độ võng của chi tiết gỗ. Trong thiết kế cần tính toán lựa chọn loại gỗ có modul đàn hồi phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Độ cứng của gỗ cần được lựa chọn để đảm bảo sức chống chịu va đập, cọ sát của sản phẩm với các vật xung quanh khi sử dụng cũng như trong quá trình sản xuất, song nó cũng phải phù hợp với điều kiện gia công.
- Sức chịu tách của gỗ là tính chất cần được tìm hiểu kỹ, trước khi gia công bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các mối liên kết mộng và liên kết bằng đinh.
b) Đặc tính chống chịu sâu mọt của gỗ.
Khả năng chống chịu sâu mọt của gỗ là một trong những tác nhân quyết định chất lượng sản phẩm. Ngày nay, tuy có nhiều phương pháp bảo quản gỗ tương đối hữu hiệu song những loại gỗ có sức chống chịu tự nhiên đối với mối mọt vẫn được ưa chuộng bởi một số phương pháp bảo quản gỗ đặc biệt là bảo quản bằng hoá chất vẫn ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý người sử dụng.
Tóm lại, khi sử dụng gỗ có khả năng bị sâu mọt xâm hại, ta cần phải có phương án xử lý bảo quản phù hợp.
c) Màu sắc và Vân thớ gỗ.
Màu sắc và Vân thớ gỗ là yếu tố quyết định giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, bởi vậy, khi lựa chọn gỗ cần tìm hiểu kỹ vấn đề này. Cần lưu ý rằng tính thẩm mỹ của sản phẩm còn thể hiện qua sự đồng đều về màu sắc và vân thớ gỗ của các chi tiết trong sản phẩm chứ không nhất thiết là phải đẹp trong từng chi tiết. Vân thớ gỗ ngoài việc tác động trực tiếp tới tính thẩm mỹ của gỗ, nó còn ảnh hưởng rất lớn tới sự biến dạng gỗ trong quá trình sử dụng.
Về màu sắc, gỗ có thể được nhuộm màu theo ý muốn, song cần lưu ý lựa chọn phương thức nhuộm sao cho không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của các vân thớ gỗ. Trong từng điều kiện thiết kế, từng mục đích sử dụng cụ thể mà ta có thể lựa chọn loại gỗ có chất lượng màu sắc, vân thớ cho phù hợp.
d) Độ mịn của bề mặt gỗ.
Do cấu tạo thô đại của mỗi loại gỗ khác nhau kéo theo độ mịn bề mặt của chúng cũng khác nhau. Nhìn chung gỗ có độ mịn bề mặt càng cao, càng dễ cho những sản phẩm đẹp bởi có thể tạo ra độ bóng theo ý muốn mà không cần thiết tới lớp bả lót.
e) Tính chất co rút của gỗ.
Gỗ có tính chất co rút khi thay đổi độ ẩm là một nhược điểm lớn của loại nguyên liệu này. Tính chất co rút phụ thuộc vào cấu tạo của từng loại gỗ. Sự co rút của các chi tiết trong sản phẩm mộc có thể gây ra nhiều khuyết tật cho sản phẩm như: cong vênh, nứt nẻ, ...
Nhìn chung, sự co rút dọc thớ của gỗ là không đáng kể, nó chỉ vào khoảng 0,1% đến 0,3%. Theo hướng xuyên tâm, mức độ co rút vào khoảng 3% đến 6%. Còn theo hướng tiếp tuyến, mức độ co rút lớn hơn, mức độ co rút từ 5% đến 12%.
Do vậy khi thiết kế cần quan tâm tới lượng dư kích thước co rút cho phôi liệu cũng như chi tiết hoàn thiện. Bản chất của sự co rút là sự thay đổi độ ẩm gỗ bởi vậy cần hết sức lưu ý tới độ ẩm gỗ cũng như độ ẩm của môi trường sử dụng.
f) Tỷ trọng của gỗ.
Tỷ trọng của gỗ là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nhiều chỉ tiêu khác có liên quan mật thiết với chỉ tiêu này, đặc biệt là các chỉ tiêu về tính chất cơ học của gỗ. Đối với việc sản xuất hàng mộc dân dụng, tỷ trọng của gỗ không nên quá lớn bởi gỗ có tỷ trọng lớn vừa khó gia công, vừa nặng nề trong sử dụng. Tất nhiên, xét về độ bền thì thông thường, gỗ có tỷ trọng lớn sẽ có độ bề cao hơn. Tỷ trọng hợp lý của gỗ sử dụng trong sản xuất hàng mộc thường là 0,4 đến 0,5 g/cm 3 .
g) Tính chất gia công của gỗ.
Tính chất gia công của gỗ thường chỉ gỗ khó hay dễ gia công. Tính chất gia công của gỗ thường gắn liền với nhiều tính chất cơ lý và cấu tạo của gỗ. Gỗ để sản xuất hàng mộc cần phải dễ gia công đặc biệt là phải phù hợp với chế độ gia công trong một số trường hợp như chạm khắc hay tiện tròn... Cần phân biệt gỗ dễ bào với gỗ khó bào, gỗ dễ đánh nhẵn với gỗ khó đánh nhẵn, gỗ dễ đóng đinh với gỗ khó đóng đinh...
Tóm lại gỗ khó gia công ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghệ và chất lượng sản phẩm, cần hết sức lưu ý khi lựa chọn gỗ và phương pháp gia công.
Sau đây ta sẽ tìm hiểu tiếp gỗ cao su là gì ?
Gỗ cao su ban đầu được trồng làm cây khai thác mủ, nhằm phục vụ cho ngành chế biến cao su thiên nhiên.Cùng với sự phát triển của kỹ thuật chế biến gỗ cùng với sự ra đời của kỹ thuật ghép gỗ hình ngón tay đã đưa cây gỗ cao su là nguyên liệu gỗ được sử dụng rông rãi trong nhiều nhà máy chế biến gỗ và được dùng làm nguyên liệu sản xuất ra nhiều sản phẩm gỗ với chi phí hợp lý.
Là nguyên liệu gỗ rừng trồng việc khai thác và sử dụng gỗ cao su là làm nguyên liệu sẽ hạn chế việc khai thác gỗ rừng tự nhiên giữ lại nguồn tài nguyên rừng phong phú.
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Ngày nay, cây cao su được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C. Riêng Việt Nam, cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống được. Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. Đến nay, cây cao su được trồng ở khắp mọi miền đất nước, một số nơi phổ biến là Đồng Nai, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…
Hiện nay, diện tích rừng đang dần được thu hẹp, vì vậy cây cao su là một lựa chọn tốt vừa mang giá trị kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Nó phủ xanh đất trống, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng sinh thái…
Lá cây cao su khi rụng lại là nguồn hữu cơ tốt cho đất. Xương của lá cao su hong khô có thể được uốn thành các hoa trang trí tuyệt đẹp trong nhà và mang đến thu nhập cho người dân. Cành lá dùng làm củi đun. Hạt cao su dùng làm giống và có giá trị cao trong công nghiệp, dùng để chế tạo sơn điện li, ép dầu làm xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt. Nhân hạt cao su làm thức ăn cho cá, vỏ hạt cao su chế biến than hoạt tính, làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp. Dầu hạt cao su có thể dùng trong hội họa, khô dầu hạt cao su làm thức ăn có giá trị cho gia súc.
Sử dụng bột nhân cao su thay thế môt phần protein bột cá trong khẩu phần ăn của cá rô là một giải pháp hữu ích vì bột nhân cao su có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, dùng cao su thay nhựa đường là một ý tưởng mới lạ và đang được khai thác kĩ hơn.
Cây cao su mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Sản phẩm chính là mủ hay còn gọi là “vàng trắng” vì nó là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghệ. Ngoài ra, cây cao su còn cung cấp gỗ khi hết khả năng thu hoạch mủ. Ngày nay nguyên liệu gỗ tự nhiên đang hiếm dần vì vậy mà cây cao su ngày càng có giá trị. Gỗ cây cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau và được đánh giá là gỗ thân thiện với môi trường. Gỗ cây cao su là nguyên liệu quý giá để sản xuất các mặt hàng gia dụng và nội thất.
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng. Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi trên 30 năm.
Cây cao su ở độ tuổi trên 30 năm không còn cho mủ sẽ được thanh lý và cưa xẻ thành thanh, ván phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Đối với việc sử dụng gỗ cao su để sản xuất đồ nội thất, nhà sản xuất cũng qua nhiều công đoạn xử lý để cho ra nguyên liệu gỗ đạt chuẩn về độ ẩm, độ cong vênh, xử ly mọt … Thân cây cao su thường nhỏ (khoảng 16-35cm) nên nhà sản xuất phải ghép từng miếng nhỏ lại để có được những khối gỗ lớn, từ đó mới bắt đầu đưa vào quy trình sản xuất ra thành phẩm như bàn, ghế, giường ngủ, tủ quần áo, …
Do tính chất của cây cao su, gỗ cao su có đặc điểm nhẹ nhưng rất cứng, có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau , nhiều vân đáp ứng được nhu cầu về trang trí, mỹ thuật cho sản phẩm. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ “thân thiện môi trường”, do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Ngày nay gỗ cao su ngày càng được dùng rộng rãi và đáp ứng được những yêu cầu khắc khe của ngành gỗ công nghiệp chế biến. Thị hiếu của người tiêu dùng về các sản phẩm làm từ gỗ cao su cũng gia tăng một cách rõ rệt.
Ván ghép thanh (gỗ ghép) gỗ cao su được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý tẩm sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được xử lý các công đoạn như cưa, cắt, bào, phay mộng, ghép, chà nhám. Ván ghép thanh gỗ cao su được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ. Ván ghép thanh gỗ cao su được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, thiết bị trường học, sản xuất ván sàn, vách ngăn, tủ và nhiều sản phẩm khác. Hiện nay Công Ty Cổ Phần Ván Ghép Năm Trung đang cung cấp các sản phẩm ván ghép thanh gỗ cao su cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt ngoài sản phẩm ván ghép sẵn chúng tôi còn chuyên ghép theo chi tiết đơn hàng nhằm tiết kiếm thời gian, chi phí, nâng cao năng xuất cho các đơn vị sản xuất đồ mộc.
Cây cao su thật sự mang đến nhiều lợi ích cho con người như lợi ích kinh tế, xã hội, tự nhiên. Vì vây, nhiều người đã lựa chọn cây cao su để phát triển, và ngày càng khai thác tốt hơn lợi ích từ cây cao su. Những sản phẩm từ cây cao su sẽ ngày càng phong phú đa dạng hơn.
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Ngày nay, cây cao su được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C. Riêng Việt Nam, cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống được. Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. Đến nay, cây cao su được trồng ở khắp mọi miền đất nước, một số nơi phổ biến là Đồng Nai, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…
Hiện nay, diện tích rừng đang dần được thu hẹp, vì vậy cây cao su là một lựa chọn tốt vừa mang giá trị kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Nó phủ xanh đất trống, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng sinh thái…
Lá cây cao su khi rụng lại là nguồn hữu cơ tốt cho đất. Xương của lá cao su hong khô có thể được uốn thành các hoa trang trí tuyệt đẹp trong nhà và mang đến thu nhập cho người dân. Cành lá dùng làm củi đun. Hạt cao su dùng làm giống và có giá trị cao trong công nghiệp, dùng để chế tạo sơn điện li, ép dầu làm xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt. Nhân hạt cao su làm thức ăn cho cá, vỏ hạt cao su chế biến than hoạt tính, làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp. Dầu hạt cao su có thể dùng trong hội họa, khô dầu hạt cao su làm thức ăn có giá trị cho gia súc.
Sử dụng bột nhân cao su thay thế môt phần protein bột cá trong khẩu phần ăn của cá rô là một giải pháp hữu ích vì bột nhân cao su có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, dùng cao su thay nhựa đường là một ý tưởng mới lạ và đang được khai thác kĩ hơn.
Cây cao su mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Sản phẩm chính là mủ hay còn gọi là “vàng trắng” vì nó là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghệ. Ngoài ra, cây cao su còn cung cấp gỗ khi hết khả năng thu hoạch mủ. Ngày nay nguyên liệu gỗ tự nhiên đang hiếm dần vì vậy mà cây cao su ngày càng có giá trị. Gỗ cây cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau và được đánh giá là gỗ thân thiện với môi trường. Gỗ cây cao su là nguyên liệu quý giá để sản xuất các mặt hàng gia dụng và nội thất.
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng. Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi trên 30 năm.
Cây cao su ở độ tuổi trên 30 năm không còn cho mủ sẽ được thanh lý và cưa xẻ thành thanh, ván phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Đối với việc sử dụng gỗ cao su để sản xuất đồ nội thất, nhà sản xuất cũng qua nhiều công đoạn xử lý để cho ra nguyên liệu gỗ đạt chuẩn về độ ẩm, độ cong vênh, xử ly mọt … Thân cây cao su thường nhỏ (khoảng 16-35cm) nên nhà sản xuất phải ghép từng miếng nhỏ lại để có được những khối gỗ lớn, từ đó mới bắt đầu đưa vào quy trình sản xuất ra thành phẩm như bàn, ghế, giường ngủ, tủ quần áo, …
Do tính chất của cây cao su, gỗ cao su có đặc điểm nhẹ nhưng rất cứng, có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau , nhiều vân đáp ứng được nhu cầu về trang trí, mỹ thuật cho sản phẩm. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ “thân thiện môi trường”, do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Ngày nay gỗ cao su ngày càng được dùng rộng rãi và đáp ứng được những yêu cầu khắc khe của ngành gỗ công nghiệp chế biến. Thị hiếu của người tiêu dùng về các sản phẩm làm từ gỗ cao su cũng gia tăng một cách rõ rệt.
Ván ghép thanh (gỗ ghép) gỗ cao su được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý tẩm sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được xử lý các công đoạn như cưa, cắt, bào, phay mộng, ghép, chà nhám. Ván ghép thanh gỗ cao su được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ. Ván ghép thanh gỗ cao su được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, thiết bị trường học, sản xuất ván sàn, vách ngăn, tủ và nhiều sản phẩm khác. Hiện nay Công Ty Cổ Phần Ván Ghép Năm Trung đang cung cấp các sản phẩm ván ghép thanh gỗ cao su cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt ngoài sản phẩm ván ghép sẵn chúng tôi còn chuyên ghép theo chi tiết đơn hàng nhằm tiết kiếm thời gian, chi phí, nâng cao năng xuất cho các đơn vị sản xuất đồ mộc.
Cây cao su thật sự mang đến nhiều lợi ích cho con người như lợi ích kinh tế, xã hội, tự nhiên. Vì vây, nhiều người đã lựa chọn cây cao su để phát triển, và ngày càng khai thác tốt hơn lợi ích từ cây cao su. Những sản phẩm từ cây cao su sẽ ngày càng phong phú đa dạng hơn.
Một số kết luận về đặc điểm gỗ cao su :
1- Gỗ cao su có màu vàng nhạt, giác lõi không phân biệt, vòng sinh trưởng rõ ràng dứt khoát, nhu mô chiếm tỉ lệ lớn với hình thức phân bố" chủ yếu là dãy băng và xếp dọc thành tầng, gỗ có cấu tạo mạch dây xuyên tâm sự xuất hiện lỗ mạch với mật độ dày, đường kính lớn. Tia gỗ có tia dị bào, bề rộng tia từ 2 đến 3 hàng tế bào, chiều cao tia biến động 15 đến 20 hàng tế bào, đôi khi xuất hiện tinh thể hình quả trám ở tế bào đứng.
2- Độ ẩm gỗ cao su mới chặt hạ nằm trong khoảng từ 70% đến 80% và có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các cấp tuổi cũng như các vị trí gốc thân ngọn. Khôi lượng thể tích cơ bản gỗ cao su 0,55g/cm3 tỉ lệ co rút tiếp tuyến xuyên tâm là 1,66. Gỗ cao su có ứng suất nén dọc là 451 kg/cm2 và ứng suất uốn tĩnh 751 kg/cm2. Dễ gia công chế biến, thích hợp sản xuất ván ghép thanh và hàng mộc xuất khẩu.
3-Cây cao su là một loài cây lá rộng có khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt với điều kiện lập địa và khí hậu ở Việt Nam. Trữ lượng gỗ cao su sau trích nhựa (m3/ha) ở tuổi 35 với lượng gỗ thương phẩm trên một ha là lớn nhất.
4-Gỗ cao su với các đặc điểm cấu tạo như bạch vè, u bướu, vết trích nhựa, và nhất là số lượng mắt trên một mét chiều dài là rất nhiều từ 4 đến 10 mắt. Gỗ cao su chỉ thích hợp cắt khúc với chiều dài là một mét và xẻ theo phương pháp xẻ xuyên tâm là hợp lý nhất.
5- Gỗ cao su dễ bị nấm mốc và mọt phá hoại. Do vậy, cần tiến hành bảo quản ngay sau khi chặt hạ. Tẩm theo phương pháp tẩm nhúng với các thông số tối ưu là nồng độ thuốc 4% và thời gian tẩm 11 giờ độ thấm sâu đạt được 7,15 mm. Phương pháp tẩm đun nóng ngâm lạnh với các thông số’ tối ưu là nồng độ thuốc 4% và thời gian tẩm 4 giờ 40 phút độ thấm sâu đạt được 10,25 mm.
6- Quá trình sấy ở giai đoạn đầu nên duy trì nhiệt độ ở mức 60°c và ∆T nhỏ hơn 5. Khi độ ẩm của gỗ sấy xuống nhỏ hơn 30%, cần tiếp tục tăng nhiệt độ lớn hơn hay bằng 80°c. Tùy thuộc vào chiều dày ván có thể tăng ∆T đạt đến 33. Nhiệt độ này duy trì đến khi gỗ đạt đến độ ẩm mong muốn, cần phải xử lý cuối cùng nhằm cân bằng ứng suất trong gỗ sấy.
7- Cường độ dán dính trong sản xuất ván ghép thanh chủ yếu phụ thuộc vào lượng keo tráng và áp suất ép cũng như thời gian ép. Các thông số tối ưu cho sản xuất ván ghép thanh như: lượng keo dùng là 200 g/m2, áp suất ép là 5,2 kg/cm2, thời gian ép là 45 phút. Chỉ số tối ưu: lực dán dính lớn nhất 133,4 kg/cm2.
8- Công nghệ sản xuất ván dăm từ cành ngọn và bìa bắp gỗ cao su, hoàn toàn như sản xuất ván dăm thông thường. Loại ván dăm này có các tính chất tương đương với ván dăm Việt Trì. Các thông số tối Ưu cho sản xuất ván dăm như: lượng keo dùng 10,5%; nhiệt độ ép 155°c và thời gian ép là 22,7 phút. Các chỉ số tối ưu: độ dãn nở dày 9,2 % và ứng suất uốn tĩnh 163 kg/ cm2.
Sử dụng gỗ cao su trong chế biến gỗ :
Cây gỗ cao su sau khi khai thác hết mủ sẽ được chặt hạ, cắt thành khúc gỗ tròn sau đó chuyển đến xưởng cưa xẻ và tẩm sấy gỗ. Sau đó tùy theo yêu cầu mà thanh gỗ cao su xẻ sấy sẽ được đem vào sản xuất thành sản phẩm gỗ hay tiếp tục qua công đoạn sản xuất gỗ ghép sau đó đưa vào sản xuất cho sản phẩm gỗ hòa thiện sau cùng.
Gỗ cao su được sử dụng khá rộng rãi vì nguyên liệu gỗ cao su luôn được tái canh thường xuyên nên nguồn nguyên liệu gỗ luôn được đảm bảo. Gỗ cao su còn được xem như nguyên liệu gỗ bảo vệ môi trường vì sử dụng gỗ cao su sẽ tránh được việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên gây hại cho môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Nguồn : Tổng hợp
1- Gỗ cao su có màu vàng nhạt, giác lõi không phân biệt, vòng sinh trưởng rõ ràng dứt khoát, nhu mô chiếm tỉ lệ lớn với hình thức phân bố" chủ yếu là dãy băng và xếp dọc thành tầng, gỗ có cấu tạo mạch dây xuyên tâm sự xuất hiện lỗ mạch với mật độ dày, đường kính lớn. Tia gỗ có tia dị bào, bề rộng tia từ 2 đến 3 hàng tế bào, chiều cao tia biến động 15 đến 20 hàng tế bào, đôi khi xuất hiện tinh thể hình quả trám ở tế bào đứng.
2- Độ ẩm gỗ cao su mới chặt hạ nằm trong khoảng từ 70% đến 80% và có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các cấp tuổi cũng như các vị trí gốc thân ngọn. Khôi lượng thể tích cơ bản gỗ cao su 0,55g/cm3 tỉ lệ co rút tiếp tuyến xuyên tâm là 1,66. Gỗ cao su có ứng suất nén dọc là 451 kg/cm2 và ứng suất uốn tĩnh 751 kg/cm2. Dễ gia công chế biến, thích hợp sản xuất ván ghép thanh và hàng mộc xuất khẩu.
3-Cây cao su là một loài cây lá rộng có khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt với điều kiện lập địa và khí hậu ở Việt Nam. Trữ lượng gỗ cao su sau trích nhựa (m3/ha) ở tuổi 35 với lượng gỗ thương phẩm trên một ha là lớn nhất.
4-Gỗ cao su với các đặc điểm cấu tạo như bạch vè, u bướu, vết trích nhựa, và nhất là số lượng mắt trên một mét chiều dài là rất nhiều từ 4 đến 10 mắt. Gỗ cao su chỉ thích hợp cắt khúc với chiều dài là một mét và xẻ theo phương pháp xẻ xuyên tâm là hợp lý nhất.
5- Gỗ cao su dễ bị nấm mốc và mọt phá hoại. Do vậy, cần tiến hành bảo quản ngay sau khi chặt hạ. Tẩm theo phương pháp tẩm nhúng với các thông số tối ưu là nồng độ thuốc 4% và thời gian tẩm 11 giờ độ thấm sâu đạt được 7,15 mm. Phương pháp tẩm đun nóng ngâm lạnh với các thông số’ tối ưu là nồng độ thuốc 4% và thời gian tẩm 4 giờ 40 phút độ thấm sâu đạt được 10,25 mm.
6- Quá trình sấy ở giai đoạn đầu nên duy trì nhiệt độ ở mức 60°c và ∆T nhỏ hơn 5. Khi độ ẩm của gỗ sấy xuống nhỏ hơn 30%, cần tiếp tục tăng nhiệt độ lớn hơn hay bằng 80°c. Tùy thuộc vào chiều dày ván có thể tăng ∆T đạt đến 33. Nhiệt độ này duy trì đến khi gỗ đạt đến độ ẩm mong muốn, cần phải xử lý cuối cùng nhằm cân bằng ứng suất trong gỗ sấy.
7- Cường độ dán dính trong sản xuất ván ghép thanh chủ yếu phụ thuộc vào lượng keo tráng và áp suất ép cũng như thời gian ép. Các thông số tối ưu cho sản xuất ván ghép thanh như: lượng keo dùng là 200 g/m2, áp suất ép là 5,2 kg/cm2, thời gian ép là 45 phút. Chỉ số tối ưu: lực dán dính lớn nhất 133,4 kg/cm2.
8- Công nghệ sản xuất ván dăm từ cành ngọn và bìa bắp gỗ cao su, hoàn toàn như sản xuất ván dăm thông thường. Loại ván dăm này có các tính chất tương đương với ván dăm Việt Trì. Các thông số tối Ưu cho sản xuất ván dăm như: lượng keo dùng 10,5%; nhiệt độ ép 155°c và thời gian ép là 22,7 phút. Các chỉ số tối ưu: độ dãn nở dày 9,2 % và ứng suất uốn tĩnh 163 kg/ cm2.
Sử dụng gỗ cao su trong chế biến gỗ :
Cây gỗ cao su sau khi khai thác hết mủ sẽ được chặt hạ, cắt thành khúc gỗ tròn sau đó chuyển đến xưởng cưa xẻ và tẩm sấy gỗ. Sau đó tùy theo yêu cầu mà thanh gỗ cao su xẻ sấy sẽ được đem vào sản xuất thành sản phẩm gỗ hay tiếp tục qua công đoạn sản xuất gỗ ghép sau đó đưa vào sản xuất cho sản phẩm gỗ hòa thiện sau cùng.
Gỗ cao su được sử dụng khá rộng rãi vì nguyên liệu gỗ cao su luôn được tái canh thường xuyên nên nguồn nguyên liệu gỗ luôn được đảm bảo. Gỗ cao su còn được xem như nguyên liệu gỗ bảo vệ môi trường vì sử dụng gỗ cao su sẽ tránh được việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên gây hại cho môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Nguồn : Tổng hợp