Gỗ cao su là cây trồng phổ biến tại Bình Dương. Gỗ cao su vừa là cây trồng thu hoạch mủ, vừa là cây trồng lấy gỗ phục vụ sản xuất và chế biến gỗ. Được đánh giá là loại gỗ "thân thiện với môi trường" vì sau khi khai thác hết mủ người ta mới đốn hạ làm nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến gỗ. Cây gỗ cao su ngoài việc giúp người lao động có thêm thu nhập từ việc chăm sóc và thu hoạch mủ phục vụ sản xuất cao su tự nhiên. Trồng cây gỗ cao su vừa mang giá trị kinh tế vừa có tác dụng bảo vệ mội trường khi mà diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, rừng gỗ cao su có tác dụng phủ xanh đất trống, chống sói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng sinh thái…
Hình ảnh minh họa nguyên liệu gỗ cao su
Mô tả công đoạn cưa xẻ tẩm sấy gỗ cao su :
1. Gỗ cao su sau khi đố hạ sẽ được cắt thành từng khúc gỗ tròn dài khoản 1m (1000mm).
2. Xẻ gỗ Tròn : Gỗ Tròn sau đó xẻ được cưa xẻ qua máy cưa vòng nằm (cây có đường kính lớn) , cưa vòng đứng ( xẻ cây có đường kính nhỏ hơn và xẻ phôi tươi ).
3. Phôi tươi xẻ sau đó sẽ được qua công đoạn tẩm và sấy gỗ đây là 2 công đoạn bắt buộc đối với sản xuất nguyên liệu gỗ cao su vì lý do sau :
Mục đích của việc tẩm gỗ :
Sau khi cưa xẻ, thanh gỗ được ngâm tẩm trong bồn tẩm áp lực với mục đích:
- Chống, ngăn ngừa mọt.
- Chống mốc .
- Tẩy trắng gỗ, làm sáng màu gỗ
Hiện nay thuốc PcP chống mốc gỗ được khuyến cáo không nên sử dụng(pcp là hóa chất độc hại ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người).
- Chống, ngăn ngừa mọt.
- Chống mốc .
- Tẩy trắng gỗ, làm sáng màu gỗ
Hiện nay thuốc PcP chống mốc gỗ được khuyến cáo không nên sử dụng(pcp là hóa chất độc hại ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người).
Mục đích của việc sấy gỗ nhằm mục đích sau :
- Phòng chống mục và sâu hại cho gỗ.
- Phòng hiện tượng cong vênh và nứt gỗ.
- Nâng cao cường độ lực học, cải thiện tính chất vật lý cho gỗ.
- Làm giảm khối lượng của gỗ.
Nhiều đơn vị vì chạy theo lợi nhuận mà thường bỏ qua công đoạn này dẫn đến việc sản xuất ra những sản phẩm gỗ kém chất lượng và không đạt yêu cầu.
- Phòng hiện tượng cong vênh và nứt gỗ.
- Nâng cao cường độ lực học, cải thiện tính chất vật lý cho gỗ.
- Làm giảm khối lượng của gỗ.
Nhiều đơn vị vì chạy theo lợi nhuận mà thường bỏ qua công đoạn này dẫn đến việc sản xuất ra những sản phẩm gỗ kém chất lượng và không đạt yêu cầu.
Sau khi hoàn thiện 2 công đoạn trên gỗ cao su sẽ được nhập kho nguyên liệu phục vụ cầu sản xuất kế tiếp.
1. Đối với nguyên liệu gỗ xẻ thanh xẻ khối vuông có được đưa qua công đoạn sản xuất sản phẩm gỗ là chi tiết gỗ như chân bàn , chân ghế, tiện làm song cầu thang, nan giường gỗ... hoặc sản xuất làm sàn gỗ. (Sàn gỗ tự nhiên sản xuất từ gỗ cao su có giá thành cạnh tranh chất lượng ổn định phù hợp với căn hộ, chung cư ... )
2. Đối với chi tiết khác như mặt bàn, mặt ghế , chân gỗ vuông lớn , thớt gỗ, pa nô cửa, khung cửa, mặt bậc cầu thang .... thanh gỗ cao su sẽ qua công đoạn ghép gỗ tạo thành tấm ván lớn , khối gỗ vuông, khối hộp chữ nhật đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm mộc.
Gỗ cao su là nguyên liệu phù hợp cho việc sản xuất gỗ ghép, tại Bình Dương nguyên liệu gỗ ghép cao su được nhiều đơn vị sản xuất và chế biến gỗ lựa chọn là nguyên liệu chủ lực vì ngoài việc đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, giá thành cạnh tranh thì sản phẩm sản xuất từ gỗ cao su có vân thớ đẹp, ít co dãn thích hợp với nhiều vùng khi hậu khác nhau.